Danh pháp Nông_lịch

Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi (干支 gānzhī). Thiên Can phối hợp với Âm DươngNgũ hành. Chu kỳ 10 năm của Can bắt đầu từ can Giáp những năm tận cùng bằng 4 như 1984, 1994, 2004 v.v., còn đối với năm trước công nguyên là 7. Địa Chi liên kết với 12 con vật tượng trưng. Chu kỳ 12 năm bắt đầu bằng chi Tý (Tí) với những năm chia cho 12 còn dư 4 như 1984, 1996 v.v. hay trong phép chia cho 12 còn dư 9 nếu là năm trước Công nguyên như 9 TCN (Nhâm Tý), 21 TCN (Canh Tý), v.v. (lưu ý là không có năm 0, sau ngày 31 tháng 12 năm 1 TCN (năm Canh Thân) là ngày 1 tháng 1 năm 1 (năm Tân Dậu)).

Chu kỳ 60 năm tạo thành bởi tổ hợp của hai chu kỳ được biết như là "chu kỳ Giáp Tý" (甲子 jiǎzǐ). Nó không phải là 120 vì hai chu kỳ này quay vòng tuần hoàn độc lập với nhau. Do vậy không thể có những tổ hợp như Giáp Sửu chẳng hạn. Gọi là chu kỳ Giáp Tý vì năm đầu tiên của chu kỳ 60 năm là năm Giáp Tý.

Chu kỳ 60 năm là không đủ cho các tham chiếu lịch sử. Trong thời kỳ phong kiến, niên hiệu (tên kỷ nguyên của một ông vua) được đặt trước tên của năm để phân biệt. Ví dụ: Khang Hi Nhâm Dần (康熙壬寅), hay năm 1662, là năm Nhâm Dần (壬寅) đầu tiên trong thời gian trị vì của hoàng đế Khang Hi (康熙). Khang Hi cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trị vì trên 60 năm, cho nên năm Khang Hi Nhâm Dần vừa là năm 1662 khi Khang Hi lên ngôi, vừa là năm 1722 khi ông băng hà. Sử dụng niên hiệu của vua là tiềm ẩn sự thừa nhận tính hợp pháp của vị vua đó, là rất quan trọng về chính trị trong trường hợp kế vị đầy tranh cãi hay nổi loạn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn cho các nhà sử học Trung Quốc trong việc cho rằng triều đại nào là hợp pháp hơn khi nói về các thời kỳ sớm hơn, khi mà Trung Quốc bị chia sẻ.

Các tháng, ngày và giờ cũng có thể được biểu thị bằng Can Chi, mặc dù chúng nói chung được biểu diễn chủ yếu theo các số đếm Trung Hoa. Cùng với nó, bốn cặp Can-Chi tạo ra bát tự (八字 bāzì) được sử dụng trong chiêm tinh học Trung Quốc.

Có sự phân biệt giữa năm tính theo Mặt Trời và năm tính theo Mặt Trăng trong lịch Trung Quốc do nó là một loại âm dương lịch. Năm dựa theo Mặt Trăng (年 nián = niên) là từ một Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Đán tiếp theo. Năm dựa theo Mặt Trời (歲 suì = tuế) có thể là chu kỳ giữa một Lập xuân và Lập xuân tiếp theo hay chu kỳ giữa hai Đông chí (xem phần tiết khí). Năm dựa theo Mặt Trăng được sử dụng để tính ngày, trong khi năm dựa theo Mặt Trời (đặc biệt là năm giữa hai Đông chí) để tính tháng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nông_lịch http://www.hermetic.ch/chcal/chcal.htm#chinese_cal... http://www.chinesefortunecalendar.com/CLC/LeapMont... http://www.mandarintools.com/calendar.html http://maphuong.com/dichly/amlich/index.php http://fluffy.uoregon.edu/eddy/years.html http://www.hko.gov.hk/contente.htm http://www.hko.gov.hk/gts/time/12animals.htm http://www.hko.gov.hk/gts/time/24solarterms.htm http://www.hko.gov.hk/gts/time/conversion.htm http://www.hko.gov.hk/gts/time/lunarcal.htm